Điện trở là linh kiện điện tử phổ thông nhất năm trên các bo mạch điện tử như: Tivi, Máy giặt, Tủ lạnh, Điều hòa, máy hút mùi, máy rửa bát …Để có thể sửa được bo mạch trong thiết bị điện lạnh, điện tử điều đầu tiên bạn cần biết đọc giá trị điện trở và xác định nó có hư hỏng hay không.
Hôm nay qua bài viết này Điện Lạnh Hồng Phúc xin gửi đến các bạn cách đọc giá trị điện trở theo vạch màu từ đó chúng ta có thể đo để biết hư hỏng và thay thế chi tiết như sau.
Điện trở là gì?
Điện trở linh kiện điện tử thụ động gồm 2 tiếp điểm kết nối, thường được dùng để hạn chế cường độ dòng điện chảy trong mạch, điều chỉnh mức độ tín hiệu, dùng để chia điện áp, kích hoạt các linh kiện điện tử chủ động như transistor, tiếp điểm cuối trong đường truyền điện và có trong rất nhiều ứng dụng khác.
=> Điện trở là linh kiện điện tử xuất hiện nhiều nhất trong tất cả các linh kiện trên một bo mạch điện tử bất kì.
Phân loại theo công suất
- Điện trở thường: Là các loại điện trở có công xuất nhỏ từ 0,125W – 0,5W.
- Điện trở công Suất: Là các loại điện trở có công xuất lớn hơn từ 1W, 2W, 5W, 10W.
- Điện trở sứ, điện trở nhiệt: Là các điện trở công xuất, điện trở này có vỏ bọc sứ, khi hoạt động chúng sẽ thường toả nhiệt.
=> Tham khảo thêm : Hiệu điện thế là gì?
Cách đọc điện trở theo vạch màu ghi trên thân
Để đọc được giá trị điện trở theo vạch màu điều các bạn cần làm là học học bảng quy ước vạch màu điện trở chi tiết bên dưới đây như sau :
1. Bảng quy ước vạch màu điện trở
- Đen – 0
- Nâu – 1
- Đỏ – 2
- Cam – 3
- Vàng – 4
- Lục – 5
- Lam – 6
- Tím – 7
- Xám – 8
- Trắng – 9
- Hoàng Kim là sai số ± 5%
- Bạc là sai số ± 10%
2. Cách đọc điện trở 4 vạch màu
- Vạch màu thứ nhất : Là giá trị hàng chục trong giá trị điện trở
- Vạch màu thứ 2 : Là giá trị hàng đơn vị trong giá trị điện trở
- Vạch màu thứ 3 : Là hệ số nhân với giá trị số mũ của 10 dùng nhân với giá trị điện trở
- Vạch màu thứ 4 : Là giá trị sai số của điện trở. Đây là vòng cuối của điện trở và thường nó có màu nhú bạng hoặc nhũ vàng. Khi chúng ta đọc sẽ bỏ qua vòng này.
Ví dụ cụ thể con điện trở hình bên trên : Ta có các màu tương ứng như sau : Vòng 1 là Cam, 2 là Đen, 3 là Nâu , 4 là Nhũ Vàng tương ứng là : 3 , 0 , 1
=> Giá trị con điện trở này là : 30 x 10^1 = 300 (Ω).
3. Cách đọc điện trở 5 vòng màu
- Vạch màu thứ 1 : Là giá trị hàng trăm trong giá trị điện trở
- Vạch màu thứ 2 : Là giá trị hàng chục trong giá trị điện trở
- Vạch màu thứ 3 : Là giá trị hàng đơn vị trong giá trị điện trở
- Vạch màu thứ 4 : Là hệ số nhân với giá trị số mũ của 10 dùng nhân với giá trị điện trở
- Vạch màu thứ 5 : Là giá trị sai số của điện trở
Ví dụ cụ thể con điện trở hình bên trên : Ta có các màu cụ thể như sau : 1 là Cam, 2 là Đen, 3 là Đen, 4 là Đen và 5 là màu Nhũ vạch màu sai số tương ứng các màu ta xác định được các số : 3 , 0, 0 , 0
=> Điện trở có giá trị là : 300 x 10^0 = 300 (Ω).
Chú ý : Cách xác định vạch màu đầu tiên ( Vạch số 1) bạn để ý ở 2 vạch cuối vạch nào nằm gần với các vạch còn lại là vạch số 1 còn vạch nằm cách xa nhất só với vạch còn lại là vạch màu sai số.
Các bạn có thể áp dụng công thức đọc vạch màu này cho tất cả các dòng điện trở như đọc điện trở 3 vạch màu, 4, 5 và 6 vạch màu. Hy vọng với chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp các bạn xác định được giá trị điện trở nhanh và chính xác nhất.
Hoàng Phúc với hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sửa chữa thiết bị điện lạnh, đồ điện dân dụng, thiết bị nhà bếp.
Học nghề tại Trung Tâm Dạy Nghề Thanh Xuân năm 2008 đến 2010 đi thực tập sửa chữa tại Trung Tâm Điện Lạnh Bách Khoa đến đầu năm 2013 thì tôi bắt đầu khởi nghiệp với Công Ty TNHH Dịch Vụ Tổng Hợp Hồng Phúc với thương hiệu ĐIỆN LẠNH HỒNG PHÚC cho đến nay.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề sửa điều hòa, tủ lạnh, máy giặt, bếp từ, máy hút mùi, máy rửa bát, máy hút ẩm…Những bài viết tư vấn, hướng dẫn sử dụng thiết bị, cách bảo quản, cách vệ sinh …Mọi bài viết trên website đều là những thông tin chính xác đã được tôi trải qua trước và chia sẻ lại cho mọi người.