Hiệu Điện Thế là gì? Đơn vị đo, dụng cụ đo, công thức tính

Bạn đang tìm hiểu thông tin về hiệu điện thế để có đầy đủ thông tin nhất chúng tôi mời các bạn đón xem chi tiết dụng cụ đo hiệu điện thế, đơn vị đo hiệu điện thếcông thức tính hiệu điện thế chính xác ở nội dung bài viết này.

Tham khảo thêm

Hiểu về hiệu điện thế là gì?

hieu dien the la gi

Hiệu điện thế hay còn được gọi với cái tên khác là “Điện Áp” là sự chênh lệch về điện thế giữa hai cực của một dòng điện nhất định. Hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường tĩnh là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của điện trường khi có một điện tích di chuyển giữa hai điểm đó.

Hiệu điện thế còn được dùng để đại diện cho nguồn năng lượng hoặc mất đi hoặc lưu trữ năng lượng. Hiệu điện thế có thể được sinh ra bởi các điện trường tĩnh, dòng điện chạy qua từ trường, các trường từ thay đổi theo thời gian.

Chi tiết

  • ∆U hoặc U là ký hiệu của hiệu điện thế
  • V là đơn vị đo của hiệu điện thế

=> Tham khảo thêm : Cường độ dòng điện là gì

1. Dụng cụ đo

Vôn kế là dụng cụ được dùng để đo hiệu điện thế. Dụng cụ chuyên dụng này được chia thành hai loại là vôn kế đồng hồ kimvôn kế hiển thị kỹ thuật số.

Một số duingj cụ được chúng ta sử dụng đo hiệu điện thế phổ thông nhất hiện nay của các bác thợ điện hay các anh em kỹ thuật sửa chữa thiết bị điện tử, điện lạnh, điện dân dụng đo hiệu điện thế là :

1. Đồng hồ vạn năng

dong ho van nang do hieu dien the

Ở đồng hồ này để đo được hiệu điện thế các bạn cần vặn thăng đo múi tên chỉ về đúng thang quy định với mức hiệu điện thế tương ứng và đưa que đo về 2 cực của hiệu điện thế và bạn sẽ nhận điện kết quả báo trên màn hình.

Có 2 loại đồng hồ vạn năng thướng thấy :

  1. Đồng hồ vạn năng cơ
  2. Đồng hồ vạn năng điện tử

2. Ampe kìm

Ampe kìm dung de do hieu dien the

Ampe kìm cũng là thiết bị được sử dụng để đo hiệu điện thế mawch dù đây là thiết bị được biết đến là dụng cu đo cường độ dòng điện. Như các bạn thấy trên Ampe kìm có thang đo V chính vì vậy anh em thợ điện thường sử dụng Ampe kìm để thuật tiện dùng một công đôi việc.

2. Đơn vị đo

Hiệu điện thế hay điện áp và đơn vị đo hiệu điện thế là Vôn, kí hiệu là V, Milivôn kí hiệu là mVKilôvôn  kí hiệu là kV trong dó :

  • Vôn là đơn vị đo hiệu điện thế ở mức trung bình
  • Milivôn là đơn vị đo hiệu điện thế ở mức vôn nhỏ
  • Kilôvôn là đơn vị đô ở mức vôn lớn

Ví dụ cụ thể

1. Hiệu điện thế hai cực của pin là 1,5 V

hieu dien the cua pin

2. Hiệu điện thế hai cực acquy là 12 V

hieu dien the cua binh ac quy

3. Hiệu điện thế trên tủ lạnh, máy giặt, bình nóng lạnh và điều hòa ở Việt Nam chủ yếu là 220V – 240V

hieu dien the tren tu lanh

3. Công thức tính

Bên dưới đây là các công thức tính hiệu hiệu điện thế cụ thể như sau:

1. Công thức tính cơ bản

Hiệu điện thế cơ bản (dựa trên mối liên hệ giữa cường độ dòng điện I và điện trở R) có công thức tính là: U=I.R, trong đó:

  • U là hiệu điện thế (V)
  • I là cường độ dòng điện (A)
  • R là điện trở của vật dẫn điện có giá trị không đổi (Ω)

Ví dụ:Trong mạch điện AB với cường độ dòng điện I = 12A có lắp điện trở R = 3 Ω. Vậy UAB bằng bao nhiêu?

Lời giải: UAB = I x R = 12 x 3 = 36 (V).

2. Công thức tính khác

Ngoài ra, chúng ta còn có thể tính hiệu điện thế U thông qua giá trị công và điện tích.

Trong chương trình vật lý phổ thông, khi được tìm hiểu về điện tích cùng công thực hiện, chúng ta có công thức: U = (A1-A2)/q = A12/q, trong đó:

  • U là cường độ dòng điện (V).
  • A1 và A2 là công dịch chuyển điện tích từ vị trí 1, vị trí 2 và vô cực (J).
  • q là giá trị điện tích (C).

Ví dụ: Đoạn mạch BD có A1 = 40J, A2 = ½ A1 với điện tích q = 10C. Hỏi cường độ dòng điện của mạch là bao nhiêu?

Lời giải: A2 = ½ A1 = 20J.

UBD = (A1-A2)/q = (40-20)/10 = 2(V).

Tổng kết

Hy vọng với những chia sẻ bên trên của Điện Lạnh Hồng Phúc sẽ giúp ích được các bạn hiểu hơn về hiệu điện thế là gì cũng như đơn vị đo, dụng cụ đocông thức tính hiệu điện thế để có thể áp dụng vào cuộc sống hàng ngày cũng như giải bài tập trong quá trình học tập.

5/5 - (1 bình chọn)