Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của lò vi sóng và các thiết bị hay hỏng

Bạn muốn tìm hiểu về lò vi sóng, hôm nay Điện Lạnh Hồng Phúc với nhiều năm kinh nghiệm sửa chữa các dòng lò vi sóng khác nhau xin gửi đến các bạn cấu tạo của một chiếc lò vi sóng cũng như các linh kiện thường hòng tròng lò vi sóng để mọi người biết.

Lò vi sóng là gì ?

Lò vi sóng hay còn gọi là thiết bị ứng dụng sóng vi ba. Là 1 đồ dùng rất phổ biến và quan trọng đối với các gia đình hiện đại. Với chức năng làm nóng thức ăn, rã đông thực phẩm, giúp tiết kiệm thời gian cho việc nội trợ trở nên dễ dàng. Về cơ bản, nguyên lý hoạt động của lò vi sóng là dùng sóng điện để làm nóng đồ ăn

Lò vi sóng có mấy loại ?

Khi phân các loại lò vi sóng ra người ta thường chia theo 3 dạng chính đó là :

  1. Chia theo dung tích của lò : Lò 15l, lò vi sóng 18 lít , lò vi sóng 20 lít , lò vi sóng 22 lít …
  2. Chia theo lò vi sóng không có nướng và lò vi sóng có nướng
  3. Chi theo lò vi sóng chạy bằng bộ điều khiển cơ, lò vi sóng bằng bo mạch điện tử và lò vi sóng công nghề inverter.

lo vi song dien tu

Cấu tạo của một chiếc lò vi sóng

Mọi người cùng đón xem cấu tạo một chiếc lò vi sóng gồm các bộ phận chính không thể thiếu sau đây, có một số lò cao cấp sẽ có thêm các chức năng chứ không thể thiếu các bộ phận chính này.

Cấu tạo

  1. Phần vỏ và khung của lò vi sóng
  2. Bên trong lò vi sóng có đía thủy tinh
  3. Bên dưới có động cơ quay
  4. Bảng điều khiển ( bằng mạch hoặc bằng cơ )
  5. Biến áp
  6. Cầu chì cao áp ( Có hoặc không )
  7. Di ót cao áp
  8. Tụ điện
  9. Sung bắn sóng
  10. Tấm chắn sóng
  11. Sợi đốt ( Lò vi sóng có nướng )
  12. BO mạch inverter ( lò vi sóng inverter )

Đây là những thiết bị mà ở hầu hết mọi chiếc lò vi sóng đều có, các bạn cần lắm rõ để biết khi tháo ra để sửa chữa.

Một số thiết bị lò vi sóng thường hay hỏng

Điện Lạnh Hồng Phúc 15 năm kinh nghiệm sửa lò vi sóng chúng tôi thường thấy các thiết bị hay hỏng khiến lò chạy nhưng không nóng hay lò vi sóng không vào nguồn, phóng ra tia lửa điện, không nhấn được Star

  1. Hỏng bo mạch nguồn và bộ cơ điều khiển
  2. Hỏng tụ điện
  3. Đứt cầu chì cao áp
  4. Đứt cầu chì nguồn
  5. Hỏng súng bắn sóng
  6. Tấm chắn sóng bị cháy

Mỗi thiết bị hỏng lại có các triệu chứng của lò khác nhau, các bạn xem thêm nguyên lý bên dưới đây để có thể hiểu hơn về cách hoạt động của nó và ứng dụng vào khi sửa chữa.

Nguyên lý hoạt động của lò vi sóng

nguyen ly hoat dong lo vi song

Lò vi sóng thường có các bộ phận sau: bộ nguồn phát sóng (sóng vi ba), mạch điện tử điều khiển, ống dẫn sóng và ngăn nấu.

Sóng vi ba là sóng vô tuyến. Sóng vi ba trong lò vi sóng là các dao động của điện từ với tần số thường ở 2,450 MHz (tầm phát sóng xa cỡ 12,24 cm).

Khi bạn ấn nút khởi động, thường chỉ mất 2 giây để lò vi sóng sản sinh ra sóng và thổi vào khoang nấu.

Với tần số này, sóng vi ba dễ dàng bị phản ứng bởi nước, chất béo, đường các chất hữu cơ. Các sóng bên trong lò sẽ được phát ở đúng tần số để có thể đi sâu vào trong thức ăn và truyền năng lượng cho nước bên trong thực phẩm, sinh ra ma sát lớn giữa các phân tử và từ đó sản sinh nhiệt năng làm thức ăn nóng lên.

Trong lò vi sóng, thức ăn được nấu chín nhanh hơn các cách nấu thông thường là vì tất cả các phân tử thức ăn đều được làm nóng lên cùng lúc, có thể rút ngắn thời gian nấu đến ¾ so với các dụng cụ đun nấu khác như bếp gas, bếp hồng ngoại, …

Chỉ có thực phẩm bị làm nóng, vì vậy mà hiệu năng sử dụng của lò vi sóng rất cao, tiết kiệm điện tốt. Tuy nhiên nhược điểm sinh ra là món ăn được làm nóng đều nên bề mặt sẽ không có được màu vàng nâu hay độ giòn như khi nướng hay chiên xào trong nồi chảo, lò nướng.

Tổng kết

Thông qua bài viết này của Điện Lạnh Hồng Phúc mong sẽ giúp được các bạn hiểu hơn về chiếc lò vi sóng mà mọi ngày vấn sử dụng. Mọi thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được trợ giúp từ kỹ thuật viên có nhiều năm kinh nghiệm.

Tham khảo ngay

Nhớ chia sẻ bài viết nếu bạn thấy hay nhé.

5/5 - (1 bình chọn)