Tủ lạnh thì nhà ai cũng có nhưng không phải ai cũng biết tủ lạnh được cấu tạo từ những phần gì và nguyên lý hoạt động của nó như thế nào. Để có cái nhìn tổng quan về tủ lạnh Điện Lạnh Hồng Phúc xin gửi đến các bạn cấu tạo tủ lạnh, sơ đồ mạch điện tủ lạnh và nguyên lý hoạt động tủ lạnh.
Tham khảo thêm
- Trị Số Cảm Biến Tủ Lạnh – Samsung, Hitachi, Toshiba, LG, Panasonic, Sharp, Midea, Beko
- Áp suất gas tủ lạnh R134a và R600a là bao nhiêu PSI
- Tủ lạnh tốn bao nhiêu điện 1 ngày, bao nhiêu 1 tháng?
Cấu tạo một chiếc tủ lạnh
Cấu tạo của tủ lạnh gồm 2 phần chính đó là phần điện và phần cơ và chi tiết từng phần có các linh kiện cụ thể như sau :
– Phần cơ bao gồm
- Vỏ tủ
- Cánh cửa tủ
- Block
- Dàn nóng ( Dàn ngưng tụ )
- Dàn lạnh ( Dàn bay hơi )
- Gioăng cao su
- Cáp ( Ống mao )
- Khí gas bên trong dàn nóng và lạnh
– Phần điện
- Đồng hồ thời gian
- Cảm biến âm
- Cầu chì nhiệt
- Sấy xả băng
- Thermostat
- Bộ khởi động bảo vệ Block
- Quạt gió
- Bo mạch điện tử ( Đối với tủ mạch )
Nguyên lý hoạt động của một chiếc tủ lạnh
1.Về phần điện
Nguyên lý hoạt động của tủ lạnh là tủ sẽ chạy tầm 8 đến 12 tiếng làm lạnh và chuyển sang chạy chế độ xả đá tầm 15 đến 30 phút và quy trình này được lặp đi lặp lại liên tục.
– Trong quá trình tủ lạnh chạy lạnh nếu tủ đặt mức nhiệt độ bạn đã cài đặt sẵn tủ sẽ ngừng hoạt động và sẽ chạy lại khi nhiệt độ trong tủ tăng 2 đến 3 độ mức nhiệt độ cài đặt sẵn.
2. Về phần làm lạnh
Bước 1 : Nèn khí gas
Block sẽ hoạt động và nén khí gas từ Block đẩy ra ngoài đầu đẩy và đẩy gas lên trên dàn nóng và nén môi chất làm lạnh lên áp suất cao và nhiệt độ cao, lúc này trạng thái môi chất ở thể khí.
Bước 2 : Quá trình ngưng tụ
Khi gas được đây lên dàn nóng ở nhiệt độ cao, môi chất ở áp suất và nhiệt độ cao, được không khí làm mát và ngưng tụ thành chất lỏng có áp suất cao và nhiệt độ thấp.
– Dàn nóng sẽ nóng lên và tại đây diễn ra quá trình tỏa nhiệt để ngưng tụ.
Bước 3 : Dãn nở
Tiếp theo môi chất lỏng ở áp suất cao đi qua thiết bị dãn nở (Van tiết lưu) ( Cáp ) dưới tác dụng của van tiết lưu môi chất biến từ áp suất cao và nhiệt độ thấp thành áp suất thấp và nhiệt độ thấp.
Bước 4 : Quá trình bay hơi
Ở đây môi chất lạnh nhận nhiệt nóng từ không khí trong tủ lạnh để hóa hơi, trong quá trình hóa hơi môi chất sẽ thu nhiệt của không khí trong tủ lạnh và làm lạnh môi trường trong tủ lạnh. Sau khi hóa hơi thì môi chất lạnh (khí gas) sẽ trở về máy nén để tiếp tục một chu kỳ mới.
Bước 5 : Quạt gió bên trong ngăn mát chạy và hút hơi lạnh ở dàn lạnh thổi ra ngoài ngăn làm đá và ngăn làm mát và từ đó đồ ăn bên trong tủ sẽ lạnh.
Tổng kết
Hy vọng với chia sẻ về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tủ lạnh bên trên mà chúng tôi gửi đến các bạn phần nào giúp các bạn hiểu hơn về tủ lạnh nhà mình. Thông qua bài viết này bạn sẽ hiểu hơn về tủ lạnh nhà mình và có thể tự học sửa chữa tủ lạnh qua bài viết của chúng tôi.
Hoàng Phúc với hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sửa chữa thiết bị điện lạnh, đồ điện dân dụng, thiết bị nhà bếp.
Học nghề tại Trung Tâm Dạy Nghề Thanh Xuân năm 2008 đến 2010 đi thực tập sửa chữa tại Trung Tâm Điện Lạnh Bách Khoa đến đầu năm 2013 thì tôi bắt đầu khởi nghiệp với Công Ty TNHH Dịch Vụ Tổng Hợp Hồng Phúc với thương hiệu ĐIỆN LẠNH HỒNG PHÚC cho đến nay.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề sửa điều hòa, tủ lạnh, máy giặt, bếp từ, máy hút mùi, máy rửa bát, máy hút ẩm…Những bài viết tư vấn, hướng dẫn sử dụng thiết bị, cách bảo quản, cách vệ sinh …Mọi bài viết trên website đều là những thông tin chính xác đã được tôi trải qua trước và chia sẻ lại cho mọi người.